icon icon icon

CITY TOUR Hà Nội

Đăng bởi Hoàng Cường vào lúc 18/03/2024

CITY TOUR Hà Nội

1. Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục- Hồ Hoàn Kiếm

https://trithucvn.net/van-hoa/quang-truong-dong-kinh-nghia-thuc-xua.html

Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục xưa gọi là Bãi Dừa, hoặc Bãi Gáo. Nơi đây năm 1883 quân Pháp đã đem ông cử Tạ Văn Đình ra chém; rồi ngày 15-4-1887, kinh lược sứ Bắc Kỳ cũng mang hành hình thủ khoa Nguyễn Cao, một sĩ phu chống Pháp. Thời Pháp thuộc, quảng trường có tên Place Négrier, được coi như trung tâm của Hà Nội và là nơi rẽ nhánh của 3 tuyến tàu điện đi về 3 hướng Bắc, Tây, Nam.

2. Nhà thờ Lớn Hà Nội

https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_th%E1%BB%9D_L%E1%BB%9Bn_H%C3%A0_N%E1%BB%99i

Tên chính thức: Nhà thờ chính tòa Thánh Giuse, là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Hà Nội, nơi có ngai tòa của tổng Giám mục. Đây cũng là một nhà thờ cổ tại thành phố này, thường xuyên diễn ra các sinh hoạt tín ngưỡng của các giáo dân thuộc tổng giáo phận Hà Nội.

Nguyên thủy, nhà thờ này có tên là Nhà thờ Thánh Giuse (Saint Joseph) do vào năm 1678, Giáo hoàng Innôcentê XI tôn phong Thánh Giuse (cha nuôi của Chúa Giêsu) làm thánh quan thầy của nước Việt Nam và các nước lân cận. Chính vì vậy, ngôi thánh đường lớn nhất ở Hà Nội được tôn phong là "Nhà thờ chính tòa kính Thánh Giuse". Lễ khánh thành được tổ chức đúng vào lễ Giáng sinh năm Đinh Hợi (1887).

Nhà thờ được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic trung cổ châu Âu, rất thịnh hành trong thế kỷ 12 và thời Phục Hưng ở châu Âu, làm theo mẫu của Nhà thờ Đức Bà Paris với những mái vòm uốn cong, rộng, hướng lên bầu trời. Vật liệu xây dựng chính của nhà thờ là gạch đất nung, tường trát bằng giấy bổi. Nhà thờ có chiều dài 64,5m, chiều rộng 20,5m và hai tháp chuông cao 31,5m với những trụ đá to nặng bốn góc. Trên đỉnh là cây thánh giá bằng đá.

Phía sảnh trong nhà thờ, có một cửa đi lớn, hai cửa nhỏ hai bên tháp. Các cửa đi và toàn bộ các cửa sổ đều cuốn nhọn theo nghệ thuật Gothique, kết hợp với các cửa cuốn nhọn là những bức tranh Thánh bằng kính màu rất đẹp và hài hòa tạo ra nguồn ánh sáng tự nhiên bên trong lòng nhà thờ. Khu cung thánh được trang trí theo nghệ thuật dân gian truyền thống, chạm trổ hoa văn bằng gỗ sơn son thiếp vàng rất tinh vi độc đáo. Ở tòa gian chính có tượng thánh Giuse bằng đất nung cao hơn 2m.

Nhà thờ còn có một bộ chuông Tây, gồm bốn quả chuông nhỏ và một quả chuông boòng lớn, trị giá 20.000 franc Pháp thời đó. Đặc biệt là chiếc đồng hồ lớn gắn giữa mặt tiền nhà thờ. Đồng hồ có báo khắc, báo giờ, hệ thống chuông báo được liên kết với 5 quả chuông treo trên hai tháp.

Trung tâm quảng trường phía trước nhà thờ có đài Đức Mẹ bằng kim loại, xung quanh nhà thờ có đường kiệu, bồn hoa, phía sau có hang đá. Hiện nay toàn bộ không gian và cảnh quan nhà thờ bị chen lấn bởi sự phát triển của đô thị, mất đi sự tương xứng với quy mô đồ sộ của nhà thờ.

3. Cột Cờ Hà Nội

https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BB%99t_c%E1%BB%9D_H%C3%A0_N%E1%BB%99i

Cột cờ Hà Nội hay còn gọi Kỳ đài Hà Nội là một kết cấu dạng tháp được xây dựng cùng thời với thành Hà Nội dưới triều nhà Nguyễn (bắt đầu năm 1805, hoàn thành năm 1812[1]). Kiến trúc cột cờ bao gồm ba tầng đế và một thân cột, được coi là một trong những biểu tượng của thành phố.

4. Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh

https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C4%83ng_Ch%E1%BB%A7_t%E1%BB%8Bch_H%E1%BB%93_Ch%C3%AD_Minh

Trên đỉnh lăng là hàng chữ Chủ tịch Hồ Chí Minh ghép bằng đá ngọc màu đỏ thẫm của Cao Bằng. Cửa lăng làm từ các cây gỗ quý từ Tây Nguyên. Tiền sảnh ốp đá hoa cương vân đỏ hồng, làm nền cho dòng chữ "Không có gì quý hơn Độc lập Tự do" và chữ ký của Hồ Chí Minh được dát bằng vàng. 200 bộ cửa trong Lăng được làm từ các loại gỗ quý do nhân dân Nam Bộ, Tây Nguyên, Quảng Nam - Đà Nẵng, và bộ đội Trường Sơn gửi ra, và do các nghệ nhân nghề mộc của Nam Hà, Hà Bắc, và Nghệ An thực hiện. Cánh cửa vào phòng đặt thi hài do hai cha con nghệ nhân ở làng Gia Hòa đóng. Hai bên cửa chính là hai cây hoa đại. Phía trước và phía sau lăng trồng 79 cây vạn tuế tượng trưng cho số tuổi 79 của Hồ Chủ tịch. Hai bên phía nam và bắc của lăng là hai rặng tre, loại cây biểu tượng cho nước Việt Nam. Trước cửa lăng luôn có hai người lính đứng gác, 1 giờ đổi gác một lần.

5. Đền Quán Thánh

https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%81n_Qu%C3%A1n_Th%C3%A1nh

Đền Quán Thánh, tên chữ là Trấn Vũ Quán, có từ đời Lý Thái Tổ (1010 - 1028), thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, là một trong bốn vị thần được lập đền thờ để trấn giữ bốn cửa ngõ thành Thăng Long khi xưa (Thăng Long tứ trấn). Bốn ngôi đền đó là: Đền Bạch Mã (trấn giữ phía Đông kinh thành); Đền Voi Phục (trấn giữ phía Tây kinh thành); Đền Kim Liên (trấn giữ phía Nam kinh thành); Đền Quán Thánh (trấn giữ phía Bắc kinh thành). Đền Quán Thánh nằm bên cạnh Hồ Tây, cùng với chùa Kim Liên và chùa Trấn Quốc tạo nên sự hài hòa trong kiến trúc cảnh quan và trong văn hóa tín ngưỡng đối với cả khu vực phía Tây Bắc của Hà Nội.

6. Chùa Trấn Quốc

https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B9a_Tr%E1%BA%A5n_Qu%E1%BB%91c

Theo Từ điển di tích văn hóa Việt Nam (Hà Nội, 1993), thì chùa Trấn Quốc nguyên là chùa Khai Quốc, dựng từ thời Tiền Lý (Lý Nam Đế, 541-547), tại thôn Y Hoa, gần bờ sông Hồng. Đến đời Lê Trung Hưng (1615), chùa được dời vào trong đê Yên Phụ, dựng trên nền cũ cung Thúy Hoa (thời nhà Lý) và điện Hàn Nguyên (thời nhà Trần). Trong các năm 1624, 1628 và 1639, chùa tiếp tục được trùng tu, mở rộng. Trạng nguyên Nguyễn Xuân Chính đã soạn bài văn bia dựng ở chùa vào năm 1639 về công việc tôn tạo này. Đầu đời nhà Nguyễn, chùa lại được trùng tu, đúc chuông, đắp tượng. Năm 1821, vua Minh Mạng đến thăm chùa, ban 20 lạng bạc để tu sửa. Năm 1842, vua Thiệu Trị đến thăm chùa, ban 1 đồng tiền vàng lớn và 200 quan tiền, cho đổi tên chùa là Trấn Bắc. Nhưng tên chùa Trấn Quốc có từ đời vua Lê Hy Tông đã được nhân dân quen gọi cho đến ngày nay.

Năm 2016, báo Daily Mail ở Anh xếp chùa vào trong số 16 ngôi chùa đẹp nhất thế giới.[3] Năm 2017, trang web du lịch wanderlust.co.uk xếp vào vị trí thứ ba trong 10 ngôi chùa "đẹp nhất trên toàn thế giới" vì hài hòa với môi trường xung quanh.

7. Nhà Thờ Cửa Bắc

https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_th%E1%BB%9D_C%E1%BB%ADa_B%E1%BA%AFc

Nằm ở số 56 phố Phan Đình Phùng, quận Ba Đình, xây dựng ở Cửa Bắc thành Thăng Long nên được gọi tên là Cửa Bắc. Được xây vào năm 1931 - 1932, do một linh mục, kiến trúc sư người Pháp tên là Đô-pô-lit (tên Việt gọi đó là Cố Hương) thiết kế theo kiểu hình chữ nhật (kiến trúc Ba-xi-la-va), kết hợp phong cách Á - Âu, không tuân theo quy tắc đối xứng, mà lệch với tháp chuông cao ở bên phải và cân bằng với mái vòm (Cúp-pô-lơ) ở trung tâm. Có sự biến hóa hài hòa với không gian xung quanh, nhưng vẫn đảm bảo sự trang nghiêm và có phần tĩnh mịch, gây được ấn tượng về một sự siêu thoát. Kiến trúc nhà thờ Cửa Bắc thể hiện sự hòa hợp với khung cảnh nhiệt đới, với văn hóa phương Đông.

Sáng ngày 19 tháng 11 năm 2006, trong khuôn khổ tham dự Hội nghị lãnh đạo kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại Việt Nam, tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush và phu nhân Laura Bush đã tham dự thánh lễ tại nhà thờ Cửa Bắc.

8. Hoàng Thành Thăng Long

https://vi.wikipedia.org/wiki/Ho%C3%A0ng_th%C3%A0nh_Th%C4%83ng_Long

Là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long - Đông Kinh và tỉnh thành Hà Nội bắt đầu từ thời kì tiền Thăng Long (An Nam đô hộ phủ thế kỷ VII) qua thời Đinh - Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam.

Vào lúc 20 giờ 30 ngày 31/7/2010 theo giờ địa phương tại Brasil, tức 6 giờ 30 ngày 1/8/2010 theo giờ Việt Nam, Ủy ban di sản thế giới đã thông qua nghị quyết công nhận khu Trung tâm hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là di sản văn hóa thế giới. Những giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản này được ghi nhận bởi 3 đặc điểm nổi bật: chiều dài lịch sử văn hóa suốt 13 thế kỷ; tính liên tục của di sản với tư cách là một trung tâm quyền lực, và các tầng di tích di vật đa dạng, phong phú.

9. Văn Miếu Quốc Tử Giám

https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%83n_Mi%E1%BA%BFu_-_Qu%E1%BB%91c_T%E1%BB%AD_Gi%C3%A1m

Là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt. Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám và kiến trúc chủ thể là Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám có tường gạch vồ bao quanh, phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau. Mỗi lớp không gian đó được giới hạn bởi các tường gạch có 3 cửa để thông với nhau (gồm cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên).

Từ ngoài vào trong có các cổng lần lượt là: cổng Văn Miếu, Đại Trung, Đại Thành và cổng Thái Học. Với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Ngày nay, Văn Miếu Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đây từng là nơi các sĩ tử đến "cầu may" trước mỗi kỳ thi bằng cách vuốt đầu rùa tại các bia tiến sĩ, tuy nhiên, ngày nay, để bảo tồn di tích, một hàng rào được thiết lập và các sĩ tử không còn làm nghi thức cầu may như trước nữa.

Nơi này là nơi trên tờ tiền polymer 100.000 VND của Việt Nam.

10. Nhà ngục Hoả Lò

https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%8Fa_L%C3%B2

Hỏa Lò tức nhà pha Hỏa Lò là một nhà tù tại trung tâm Hà Nội. Địa danh này được đặt theo con phố của Hà Nội có từ trước thời Pháp thuộc.[1]. Đây từng là nơi giam giữ rất nhiều nhà cách mạng lớn của Việt Nam.

11. Bảo tàng phụ nữ Việt Nam,

https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A3o_t%C3%A0ng_Ph%E1%BB%A5_n%E1%BB%AF_Vi%E1%BB%87t_Nam
http://www.baotangphunu.org.vn/

Nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội, cách hồ Hoàn Kiếm và khu phố cổ khoảng hơn 500m, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam toạ lạc trên phố Lý Thuờng Kiệt, đây là con phố đẹp, cổ kính bậc nhất Hà Nội, nơi có nhiều toà nhà kiến trúc kiểu Pháp cổ, những đại sứ quán, nhiều cơ quan, khách sạn lớn.

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam được thành lập năm 1987, trực thuộc Hội LHPN Việt Nam. Là một bảo tàng Giới với chức năng nghiên cứu, lưu giữ bảo quản, trưng bày những di sản vật thể, phi vật thể về lịch sử, văn hóa của phụ nữ Việt Nam, Hội LHPN Việt Nam; đồng thời là trung tâm giao lưu văn hóa của phụ nữ Việt Nam và phụ nữ quốc tế vì mục tiêu Bình đẳng, Phát triển và Hoà Bình.

Từ khi khánh thành năm 1995, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã trưng bày thành công rất nhiều triển lãm phục vụ hàng trăm nghìn khách trong nước và quốc tế mỗi năm. Bảo tàng cũng đã phát triển một bộ sưu tập hơn 25.000 tài liệu hiện vật liên quan đến phụ nữ Việt Nam.

12. Nhà hát lớn Hà Nội

https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_h%C3%A1t_L%E1%BB%9Bn_H%C3%A0_N%E1%BB%99i

Công trình được người Pháp khởi công xây dựng năm 1901 và hoàn thành năm 1911, theo mẫu Nhà hát Opéra Garnier ở Paris nhưng mang tầm vóc nhỏ hơn và sử dụng các vật liệu phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương. Tác phẩm của hai kiến trúc sư Harlay và Broyer mang nhiều màu sắc, đường nét kiến trúc của các nhà hát ở miền Nam nước Pháp, có cách tổ chức mặt bằng, không gian biểu diễn, cầu thang, lối vào sảnh... giống với các nhà hát ở châu Âu đầu thế kỷ 20.[1] Mặc dù là một công trình kiến trúc mang tính chiết trung, được pha trộn nhiều phong cách, nhưng Nhà hát Lớn Hà Nội vẫn mang đậm dáng vẻ Tân cổ điển Pháp, đặc biệt ở kết cấu kiến trúc, kiểu mái hai mảng lợp ngói đá đen cùng các họa tiết trang trí bên trong. Ra đời muộn hơn các nhà hát ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng, nhưng Nhà hát Lớn Hà Nội có kiến trúc hoàn chỉnh nhất và trở thành một hình ảnh quen thuộc, đặc trưng của thành phố Hà Nội.

Ngay từ khi hoàn thành, Nhà hát Lớn đã giữ vai trò một trong những trung tâm văn hóa quan trọng của thủ đô, nơi diễn ra thường xuyên các hoạt động văn hóa, biểu diễn nghệ thuật. Nhà hát Lớn là nơi khai sinh và tôn vinh kịch nghệ cùng sân khấu Việt Nam, cũng như các loại hình nghệ thuật giao hưởng, hợp xướng, nhạc kịch, vũ kịch.[3] Không chỉ vậy, nhà hát còn là một địa điểm mang đậm những dấu ấn lịch sử, từng là nơi Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam độc lập nhóm họp và thông qua Hiến pháp năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam cũng như danh sách chính phủ Liên hiệp Kháng chiến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Hồ Chí Minh đứng đầu); Toàn quốc Kháng chiến Ủy viên Hội (Võ Nguyên Giáp làm chủ tịch); Quốc gia Cố vấn đoàn (Vĩnh Thụy làm đoàn trưởng).

13. Bưu điện Hà Nội

Bưu điện Hà Nội được người Pháp thành lập từ năm 1884. Công trình được xây dựng theo kiểu kiến trúc hiện đại, có 5 tầng, quy mô bề thế, mặt tiền chạy dọc theo bờ hồ Hoàn Kiếm. Trong lịch sử tồn tại của mình, Bưu điện Hà Nội trải qua nhiều biến cố lịch sử. Trong cuộc kháng chiến toàn quốc tháng 12/1946, nhiều trận chiến ác liệt đã diễn ra tại đây.
Bưu điện trung tâm được coi cột mốc để tính cây số từ Hà Nội đến các nơi khác.

http://kenh14.vn/nguoi-dan-mong-buu-dien-ha-noi-duoc-tra-lai-ten-khong-ai-muon-bieu-tuong-hon-100-nam-cua-thu-do-co-mot-cai-ten-khac-20181113212801347.chn

Thông tin các trạm/ điểm dừng:

1. Trạm dừng đầu tiên/ Điểm bắt đầu hành trình
Thứ 2- Thứ 6: Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục (Số 1 Đinh Tien Hoàn)
Thứ 7- Chủ nhật: Nhà hát lớn Hà Nội (Số 1 Tràng Tiền)
2. Số 4B Trạng Thi
Gần Nhà Thờ Chính Toà Thánh Giesu (Số 40 Nhà Chung)
3. Bảo tàng Quân Đội Việt Nam (Số 28A Điện Biên Phủ)
4. Đối diện Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh (Số 49 Điện Biên Phủ)
5. Cách 100 mét Đền Quán Thánh (Điểm giao nhau giữa đường Quán Thánh và Thanh Niên)
6. Chùa Trấn Quốc (Đường Thanh Niên)
7. Số 6 Hoàng Diệu gần Nhà thờ Cửa Bắc (Số 56 Phan Đình Phùng)
8. Đối diện Hoàng Thành Thăng Long (Số 19C Hoàng Diệu)
9. Văn Miếu Quốc Tử Giám (Số 58 Quốc Tử Giám)
10. Đối diện Số 52A Lý Thường Kiệt gần Nhà Tù Hoả Lò – (Số 1 Hoả Lò)
11. Đối diện Bảo tàng Phụ Nữ Việt Nam (Số 36 Lý Thường Kiệt)
12. Nhà hát lớn Hà Nội– (Số 1 Tràng Tiền)
13. Bưu điện Hà Nội – (No.75 Dinh Tien Hoang St.)
14. Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục- Hồ Hoàn Kiếm (Số 1 Đinh Tiên Hoàng)

DỰ ÁN