icon icon icon

Cổ đông Nhà nước “đánh tiếng” thoái vốn, Nhựa Tiền Phong (NTP) trở lại đường đua với “chiến mã” của người Thái

Đăng bởi Hoàng Cường vào lúc 05/07/2024

Cổ đông Nhà nước “đánh tiếng” thoái vốn, Nhựa Tiền Phong (NTP) trở lại đường đua với “chiến mã” của người Thái

 Bình Minh vs Tiền Phong

Cổ phiếu NTP đã tăng 14,5% lên cao nhất 26 tháng sau khi SCIC công bố danh sách thoái vốn đợt 2/2024 có tên Nhựa Tiền Phong.

Sau khi lọt vào danh sách thoái vốn đợt 2/2024 của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), cổ phiếu Nhựa Tiền Phong (NTP) đã ngay lập tức tăng dựng đứng trên sàn chứng khoán. Chỉ sau 2 phiên, thị giá NTP đã tăng 14,5% lên mức 49.000 đồng/cp, cao nhất trong vòng 26 tháng, kể từ cuối tháng 3/2022. Tạm tính theo mức thị giá này, số cổ phần Nhựa Tiền Phong trong tay SCIC (37,1% vốn) có giá trị gần 2.400 tỷ đồng.

Vốn hóa thị trường của Nhựa Tiền Phong hiện đạt gần 6.350 tỷ đồng, vẫn thấp hơn khoảng 12% so với đỉnh đạt được vào cuối tháng 1/2022. Con số này hiện tương đương khoảng 2/3 so với giá trị vốn hóa của Nhựa Bình Minh (BMP). Câu chuyện thoái vốn Nhà nước được kỳ vọng sẽ giúp Nhựa Tiền Phong thu hẹp khoảng cách này.

photo-1716299973101

 

Ứng cử viên sáng giá "ôm" lô cổ phiếu thoái vốn từ SCIC

Nhựa Tiền Phong được thành lập năm 1960, niêm yết trên sàn HNX năm 2006. Doanh nghiệp sở hữu 3 nhà máy hoạt động hết công suất ngày đêm tại Hải Phòng, Nghệ An và Bình Dương với tổng năng lực sản xuất khoảng 190.000 tấn/năm. Hệ thống phân phối rộng khắp cả nước với 9 trung tâm phân phối cùng 300 đại lý và trên 16.000 điểm bán hàng trên toàn thị trường.

Nhựa Tiền Phong hiện có vốn điều lệ gần 1.300 tỷ đồng. Ngoài SCIC, doanh nghiệp còn có 3 cổ đông lớn khác là Sekisui Chemical (15%), Nhựa Thiếu niên Tiền phong phía Nam (14,27%) và Chủ tịch HĐQT Đặng Quốc Dũng (6,87%). Nếu "ôm" trọn lô cổ phiếu thoái vốn từ SCIC, cổ đông Nhật Bản có thể nắm quyền chi phối tại Nhựa Tiền Phong.

Cơ cấu cổ đông của Nhựa Tiền Phong

 

Sekisui Chemical được thành lập từ năm 1947, là nhà sản xuất lớn nhất Nhật Bản cung cấp các sản phẩm vật liệu xây dựng bằng nhựa cho các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng. Công ty sở hữu rất nhiều công ty con tham gia vào nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau với khoảng 27.000 nhân viên tại 18 quốc gia trên toàn thế giới.

Thực tế, mối quan hệ giữa Sekisui Chemical với Nhựa Tiền Phong đã hình thành ngay từ năm 2013 khi mà The Nawaplastic Industries (Saraburi) – Thái Lan vẫn đang là cổ đông lớn. Thời điểm đó, Sekisui Chemical và Nhựa Tiền Phong đã ký hợp đồng hợp tác trong việc bán sản phẩm và chuyển giao công nghệ kỹ thuật.

Đến tháng 7/2017, Sekisui Chemical ký kết hợp tác toàn diện và trở thành cổ đông chiến lược của Nhựa Thiếu niên Tiền Phong Miền Nam (Công ty thành viên của Nhựa Tiền Phong) để sở hữu 25% vốn tại đơn vị này. Cùng năm, Sekisui Chemical trở thành cổ đông của Nhựa Tiền Phong sau khi người Thái hoàn tất thoái toàn bộ vốn góp.

Đáng chú ý, The Nawaplastic Industries sau khi chia tay Nhựa Tiền Phong đã nhảy sang "ôm" trọn lô 24,13 triệu cổ phiếu BMP từ SCIC trong đợt đấu giá cổ phần tháng 3/2018. Thành viên của Tập đoàn SCG sau đó tiến đến chi phối và hiện đang lãi lớn với khoản đầu tư vào doanh nghiệp nhựa của Việt Nam.

Cuộc so kè nhiều năm với Nhựa Bình Minh

Nhựa Tiền Phong và Nhựa Bình Minh đều là các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất nhựa của Việt Nam. Cách đây hơn thập kỷ, cả 2 doanh nghiệp đã tạo ra hàng nghìn tỷ doanh thu mỗi năm. Trong suốt nhiều năm, doanh thu của Nhựa Tiền Phong luôn cao hơn cho đến trước khi bị Nhựa Bình Minh bắt kịp và vượt qua vào năm 2020.

Bảng doanh thu theo năm của Nhựa Bình Minh và Nhựa Tiền Phong

 

Cục diện thay đổi vào năm 2021 khi đà tăng của Nhựa Bình Minh bị chặn đứng bởi tác động từ Covid trong khi Nhựa Tiền Phong bất ngờ tăng trưởng cao. Sang năm 2022, sau khi trở lại trạng thái bình thường, doanh thu của Nhựa Bình Minh đã tăng vọt trở lại và tiếp tục so kè sòng phẳng với Nhựa Tiền Phong. Cả 2 doanh nghiệp đều lập kỷ lục doanh thu với hơn 5.800 tỷ đồng.

Năm 2023 vừa qua, bộ đôi doanh nghiệp đầu ngành nhựa đều ghi nhận doanh thu sụt giảm mạnh. Tuy nhiên, do giá vốn tốt hơn, biên lãi gộp của Nhựa Bình Minh bất ngờ tăng vọt từ mức 28% lên 41%, cao nhất trong nhiều năm. Trong khi đó, biên lãi gộp của Nhựa Tiền Phong cũng được cải thiện lên mức 29% nhưng vẫn thấp hơn so với giai đoạn trước năm 2020.

Biên lợi nhuận gộp theo năm

 

Biên lãi gộp cải thiện đáng kể, cả Nhựa Tiền Phong và Nhựa Bình Minh đều ghi nhận lợi nhuận sau thuế cao kỷ lục năm 2023. Nhựa Tiền Phong báo lãi sau thuế 559 tỷ đồng, tăng trưởng 16,5% trong khi Nhựa Bình Minh có lần đầu tiên trong lịch sử lãi ròng trên nghìn tỷ, tăng gấp rưỡi so với năm 2022 trước đó.

Những năm gần đây, Nhựa Tiền Phong quản lý chi phí tương đối hiệu quả, nhờ đó, lợi nhuận sau thuế liên tục tăng trưởng dương trong 5 năm qua. Trong khi đó, lợi nhuận ròng của Nhựa Bình Minh trồi sụt khá thất thường hơn. Doanh nghiệp này báo lãi thấp kỷ lục năm 2021 trước khi tăng đột biến trong 2 năm vừa qua.

Lợi nhuận sau thuế theo năm

 

Sang quý đầu năm 2024, cả 2 doanh nghiệp đầu ngành nhựa đều ghi nhận lợi nhuận sụt giảm mạnh so với cùng kỳ. Lãi ròng của Nhựa Tiền Phong giảm gần 8% so với quý 1/2023, xuống mức 109 tỷ đồng. Trong khi đó, Nhựa Bình Minh báo lãi sau thuế gần 190 tỷ đồng, "bốc hơi" đến hơn 32% so với cùng kỳ 2023.

Hà Linh

Đời sống pháp luật

Tags : biên lãi gộp Biên lãi gộp của Nhựa Tiền Phong và Nhựa Bình Minh năm 2023 biên lãi gộp Nhựa Tiền Phong Chiến lược đầu tư cổ đông Nhật Bản tại Nhựa Tiền Phong chiến mã người Thái công nghệ kỹ thuật cổ phiếu cổ phiếu Nhựa Tiền Phong tăng mạnh Cổ phiếu Nhựa Tiền Phong tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 1/2024 cổ đông lớn cổ đông lớn Sekisui Chemical cổ đông nhà nước cổ đông nhà nước thoái vốn Nhựa Tiền Phong doanh nghiệp doanh nghiệp Nhật Bản doanh nghiệp nhựa doanh nghiệp nhựa Việt Nam doanh nghiệp Việt Nam doanh thu hợp tác lãi ròng lãi sau thuế lãi sau thuế doanh nghiệp nhựa lợi nhuận Lợi nhuận sau thuế của Nhựa Tiền Phong và Nhựa Bình Minh năm 2023 Người Thái Nhựa Bình Minh Nhựa Bình Minh so kè với Nhựa Tiền Phong Nhựa Tiền Phong Nhựa Tiền Phong và Nhựa Bình Minh ghi nhận lãi ròng sụt giảm quý đầu năm Quý đầu năm 2024 sản xuất nhựa SCG SCIC SCIC danh sách thoái vốn Sekisui Chemical So sánh doanh thu giữa Nhựa Tiền Phong và Nhựa Bình Minh Tập đoàn SCG thoái vốn thoái vốn từ SCIC Thông tin cổ đông Nhà nước Nhựa Tiền Phong Thông tin về Sekisui Chemical - cổ đông chiến lược của Nhựa Tiền Phong Tính cạnh tranh giữa Nhựa Tiền Phong và Nhựa Bình Minh trên thị trường nhựa Việt Nam vốn hóa vốn hóa thị trường Nhựa Tiền Phong vốn điều lệ Đánh giá về việc thoái vốn Nhựa Tiền Phong từ SCIC đấu giá cổ phần đầu ngành nhựa
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

DỰ ÁN