Luật Đấu thầu năm 2013 (Luật số 43/2013/QH13)
Luật Đấu thầu năm 2013 (Luật số 43/2013/QH13) là một trong những công cụ quản lý và điều hành việc đấu thầu và giao dịch công cộng tại Việt Nam. Đây là một trong những luật quan trọng về quản lý tài chính và nguồn lực công cộng, nhằm đảm bảo tính minh bạch, công bằng và hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lực công cộng. Dưới đây là một số điểm quan trọng trong Luật Đấu thầu năm 2013:
- Phạm vi áp dụng: Luật Đấu thầu năm 2013 áp dụng cho việc đấu thầu và giao dịch công cộng ở Việt Nam, bao gồm cả các hợp đồng đấu thầu, mua sắm, thuê mướn, và xây dựng.
- Nguyên tắc đấu thầu mở cạnh tranh: Luật yêu cầu việc đấu thầu và giao dịch công cộng phải tuân thủ nguyên tắc đấu thầu mở cạnh tranh để đảm bảo tính công bằng và minh bạch.
- Quy định về lựa chọn nhà thầu: Luật quy định quy trình lựa chọn nhà thầu, bao gồm việc tạo và công bố hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ và đề xuất kết quả lựa chọn nhà thầu.
- Tạo ưu đãi cho doanh nghiệp Việt Nam: Luật Đấu thầu năm 2013 đề xuất việc tạo ưu đãi cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc tham gia đấu thầu và giao dịch công cộng.
- Tính minh bạch và trách nhiệm: Luật đặt mức độ minh bạch cao đối với việc đấu thầu và giao dịch, và quy định rõ trách nhiệm của các bên tham gia.
- Sản phẩm và dịch vụ ưu tiên: Luật có quy định về việc đấu thầu các sản phẩm và dịch vụ ưu tiên để đảm bảo an ninh quốc gia và lợi ích quốc gia.
Ngoài Luật Đấu thầu năm 2013, Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 đã được ban hành để quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đấu thầu.
Thông tư số 11/2019/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng quy định chi tiết về việc đấu thầu và giao dịch công cộng trong lĩnh vực đầu tư công.
Những văn bản này cùng với các hướng dẫn và quy định liên quan khác đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và thực hiện đấu thầu và giao dịch công cộng tại Việt Nam để đảm bảo sự minh bạch, công bằng và hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lực công cộng.
SƠ LƯỢC TÓM TẮT LUẬT ĐẤU THẦU SỐ 43/2013/QH13
Luật đấu thầu số: 43/2013/QH13 gồm có 13 chương, 98 điều. có hiệu lưc thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2014.
Chương 1: quy định chung gồm 19 điều (điều 1-19)
- Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, và các khái niệm cơ bản trong đấu thầu
- Áp dụng luật đấu thầu, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế
- Tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư
- Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu
- Điều kiện phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu
- Thông tin về đấu thầu
- Ngôn ngữ sử dụng trong đấu thầu, đồng tiền dự thầu
- Bảo đảm dự thầu
- Thời gian trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư
- Chi phí trong đấu thầu
- Ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu
- Đấu thầu quốc tế
- Điều kiện đối với cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu
- Các trường hợp hủy thầu
- Trách nhiệm khi hủy thầu
- Đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu
Chương 2: hình thức, phương thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư và tổ chứ đấu thầu chuyên nghiệp. gồm 3 mục, 13 điều (điều 20- 32)
- Mục 1: hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư
- Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế
- Chỉ định thầu
- Chào hàng cạnh tranh,mua sắm trực tiếp, tự thực hiện
- Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt
- Tham gia thực hiện của cộng đồng
- Mục 2: phương thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư
- Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ, phương thức một gia đoạn hai túi hồ sơ.
- Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ, phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ.
- Mục 3: tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp
- Tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp
Chương 3: kế hoạch và quy trình lựa chọn nhà thầu. gồm 6 điều (33-38)
- Nguyên tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu
- Lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu
- Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với từng gói thầu
- Trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu
- Thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu
- Quy trình lựa chọn nhà thầu
Chương 4:phương pháp đánh hía hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, xét duyệt trúng thầu. gồm 5 điều (39-43)
- Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp.
- Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn
- Phương pháp đánh giá hồ sơ đề xuất
- Xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn
- Xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp.
Chương 5: mua sắm tập trung, mua sắm thường xuyên, mua thuốc, vật tư y tế, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công. Gồm 4 mục, 11 điều (44-54).
- Mục 1: mua sắm tập trung
- Qui định chung về mua sắm tập trung
- Thỏa thuận khung
- Mục 2: mua sắm thường xuyên
- Điều kiện áp dụng
- Tổ chức lựa chọn nhà thầu
- Mục 3: mua thuốc, vật tư, y tế
- Lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, vật tư y tế
- Mua thuốc tập trung
- Ưu đãi mua thuốc
- Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong đấu thầu thuốc, y tế.
- Thanh toán chi phí mua thuốc, vật tư y tế
- Cung cấp sản phẩm, dịch vụ công
- Hình thức, quy trình lựa chọn nhà thầu
Chương 6: lựa chọn nhà đầu tư. Gồm 5 điều (55-59)
- Kế hoạch, quy trình lựa chọn nhà đầu tư
- Trình, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư, hồ sơ mời sơ tuyển, kết quả sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả lựa chọn nhà đầu tư.
- Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu
- Xét duyệt trúng thầu trong lựa chọn nhà đầu tư.
Chương 7:lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư qua mạng. gồm 2 điều ( 60,61)
- Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư qua mạng
- Yêu cầu đối với hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
Chương 8: hợp đồng. gồm 2 mục, 10 điều(62-72)
- Mục 1: hợp đồng với nhà thầu
- Loại hợp đồng
- Hồ sơ hợp đồng
- Điều kiện ký kết hợp đồng
- Hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn
- Bảo đảm thực hiện hợp đồng
- Nguyên tắc điều chỉnh hợp đồng.
- Mục 2: hợp đồng với nhà đầu tư
- Loại hợp đồng
- Hồ sơ hợp đồng
- Điều kiện ký kết hợp đồng
- Hợp đồng với nhà đầu tư được lựa chọn
- Bảo đảm thực hiện hợp đồng
Chương 9:trách nhiệm của các bên trong lựa chọn nhà thầu,nhà đầu tư. Gồm 8 điều ( 73-80)
- Trách nhiệm của người có thẩm quyền
- trách nhiệm của chủ đầu tư
- trách nhiệm của bên mời thầu
- trách nhiệm của tổ chuyên gia
- trách nhiệm của nhà thầu, nhà đầu tư
- trách nhiệm của tổ chức thẩm định
- trách nhiệm của bên mời thầu tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia
- trách nhiệm của nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
Chương 10: quản lí nhà nước về hoạt động đấu thầu. gồm 8 điều (81-88)
- nội dung quản lí nhà nước về hoạt động đấu thầu
- trách nhiệm của chính phủ, thủ tướng chính phủ
- trách nhiệm của bộ kế hoạch và đầu tư
- trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ và ủy ban nhân dân các cấp
- trách nhiệm của tổ chức vận hành hệ thống mạng đấu thầu quốc gia
- xử lý tình huống
- thanh tra, kiểm tra và giám sát hoạt động đấu thầu
- khiếu nại và tố cáo
Chương 11: hành vi bị cấm và xử lí vi phạm về đấu thầu. gồm 2 điều (89,90)
- các hành vi bị cấm trong đấu thầu
- xử lí vi phạm
Chương 12: giải quyết kiến nghị và tranh chấp trong đấu thầu. gồm 2 mục, 4 điều (91-94)
- mục 1: giải quyết kiến nghị trong đấu thầu
- giải quyết kiến nghị trong đấu thầu
- quy trình giải quyết kiến nghị
- mục 2: giải quyết tranh chấp trong đấu thầu tại tòa án.
- Nguyên tắc giải quyết
- Quyền yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Chương 13: điều khoản thi hành. Gồm 2 điều (95,96)
- Hiệu lực thi hành
- Quy định chi tiết.
Các nghị định liên quan
- Nghị định số: 63/2014/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu
- Nghị định số: 30/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư. Có hiệu lực từ ngày: 17/03/2015
Nguồn: https://wikiluat.com/