icon icon icon

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN8779-1:2011 (phần 4)

Đăng bởi Hoàng Cường vào lúc 21/09/2022

DOWNLOAD BẢN PDF ĐẦY ĐỦ
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN8779-1:2011 - ISO 4064-1:2005

TCVN8779-1:2011 - ISO 4064-1:2005

6. Yêu cầu kỹ thuật

6.1. Yêu cầu về vật liệu và cấu trúc của đồng hồ nước.

6.1.1. Đồng hồ nước phải được chế tạo từ các vật liệu đủ bền và cứng vững đối với từng mục đích sử dụng.

6.1.2. Đồng hồ nước phải được chế tạo từ các vật liệu sao cho sự thay đổi nhiệt độ của nước trong khoảng nhiệt độ làm việc không được gây ra ảnh hưởng có hại (xem 5.4.1).

6.1.3. Tất cả các bộ phận của đồng hồ tiếp xúc với nước chảy qua phải được chế tạo từ vật liệu được biết là không gây độc hại và làm ô nhiễm nước.

CHÚ THÍCH Có thể áp dụng các quy định quốc gia.

6.1.4. Đồng hồ nước hoàn chỉnh phải được chế tạo từ các vật liệu chống gỉ từ bên trong và bên ngoài hoặc phải được xử lý bề mặt một cách thích hợp.

6.1.5. Cơ cấu chỉ thị của đồng hồ phải được bảo vệ bằng cửa nhìn trong suốt. Ngoài ra có thể có nắp bảo vệ thích hợp.

6.1.6. Đồng hồ nước phải có các cơ cấu chống đọng sương nếu trong quá trình sử dụng có thể hình thành sương ở bên dưới cửa nhìn của cơ cấu chỉ thị của đồng hồ.

6.2. Độ bền

Phải chứng minh đồng hồ nước có thể đáp ứng yêu cầu độ bền tương ứng với lưu lượng danh định Qvà lưu lượng quá tải Q4 của đồng hồ, trong điều kiện làm việc giả lập, được nêu trong Bảng 1 TCVN 8779-3 ((ISO 4064-3). Đối với đồng hồ có thiết kế để đo dòng ngược thì quy định cũng áp dụng đối với cả hai chiều.

6.3. Điều chỉnh đồng hồ nước

Đồng hồ nước có thể gắn kèm cơ cấu điều chỉnh để dịch chuyển song song đường cong sai số để đạt được sai số nằm trong MPE.

Nếu cơ cấu điều chỉnh được gắn ở bên ngoài đồng hồ nước thì phải thiết kế vị trí để niêm phong (xem 6.4).

6.4. Dấu kiểm định và các cơ cấu bảo vệ

Dấu kiểm định được đặt ở nơi dễ nhìn mà không phải tháo rời đồng hồ.

Đồng hồ nước phải bao gồm các cơ cấu bảo vệ có thể được niêm phong để bảo đảm rằng, khi trước và sau khi lắp đặt đúng đồng hồ nước, việc tháo rời hoặc sửa chữa đồng hồ và/hoặc cơ cấu điều chỉnh hoặc cơ cấu hiệu chính là không thể mà không làm hỏng các cơ cấu này.

6.5. Cơ cấu niêm phong điện tử

6.5.1. Truy cập

6.5.1.1. Khi truy cập vào các thông số ảnh hưởng đến việc xác định kết quả của phép đo không được bảo vệ bởi các cơ cấu niêm phong, thì việc bảo vệ phải thực hiện các quy định của 6.5.1.2 và 6.5.1.3.

6.5.1.2. Việc truy cập chỉ được thực hiện bởi người chuyên trách, ví dụ bằng các phương tiện như mật mã (từ khóa) hoặc bằng một cơ cấu đặc biệt (ví dụ bằng một khóa cứng). Mật mã có thể được thay đổi.

6.5.1.3. Ít nhất lần can thiệp cuối cùng phải được lưu lại trong bộ nhớ. Bản ghi phải có ngày tháng và đặc điểm nhận dạng người chuyên trách thực hiện can thiệp. Lần can thiệp cuối cùng phải đảm bảo được lưu giữ ít nhất là trong thời gian 2 năm, nếu nó không bị ghi đè lên bằng lần can thiệp tiếp theo. Nếu bộ nhớ có thể lưu giữ được nhiều hơn một lần can thiệp và nếu các lần can thiệp trước phải xóa để lưu giữ các bản ghi mới thì bản ghi cũ nhất sẽ được xóa đi.

6.5.2. Các bộ phận có thể thay thế

6.5.2.1. Đối với các đồng hồ có các bộ phận có thể tháo rời khỏi đồng hồ và có thể thay thế lẫn nhau bởi người sử dụng thì phải thực hiện theo các quy định của 6.5.2.2 và 6.5.2.3.

6.5.2.2. Không được phép cải biến các thông số liên quan đến việc xác định kết quả của phép đo thông qua điểm tháo rời trừ khi các quy định trong 6.5.1 được đáp ứng đầy đủ.

6.5.2.3. Sự can thiệp của bất kỳ cơ cấu có thể làm ảnh hưởng đến độ chính xác của đồng hồ phải được ngăn chặn bởi các phương tiện điện tử và các hình thức bảo mật quá trình xử lý dữ liệu hoặc nếu các biện pháp trên không hiệu quả có thể dùng phương tiện bảo vệ cơ học.

6.5.3. Tháo rời các bộ phận

Đối với các đồng hồ có các bộ phận có thể tháo rời do người sử dụng và không thể thay thế lẫn nhau được phải áp dụng các quy định trong 6.5.2. Tuy nhiên, các đồng hồ này phải có các cơ cấu dừng hoạt động của chúng lại nếu các bộ phận của đồng hồ không được lắp ráp theo cấu hình của nhà sản xuất.

CHÚ THÍCH Phải ngăn chặn việc tháo rời các bộ phận mà người sử dụng không được phép thực hiện ví dụ bằng cơ cấu không cho phép thực hiện tất cả các phép đo sau khi các bộ phận đó được tháo rời và lắp ráp lại.

6.6. Cơ cấu chỉ thị

6.6.1. Các yêu cầu chung

6.6.1.1. Chức năng

Cơ cấu chỉ thị của các đồng hồ nước phải dễ đọc, tin cậy và hiển thị rõ ràng thể tích chỉ thị. Cơ cấu chỉ thị bao gồm các phương tiện trực quan để thử nghiệm và hiệu chuẩn.

Cơ cấu chỉ thị phải bao gồm các thành phần bổ sung để thử nghiệm và hiệu chuẩn bằng các phương pháp khác, ví dụ: để thử nghiệm và hiệu chuẩn tự động.

6.6.1.2. Đơn vị đo, kí hiệu và vị trí

Thể tích chỉ thị của nước phải được thể hiện bằng mét khối. Đơn vị m3 được xuất hiện ngay sau hiển thị bằng số

6.6.1.3. Dải chỉ thị

Dải chỉ thị của đồng hồ phải phù hợp với yêu cầu của Bảng 9.

Bảng 9 – Dải chỉ của đồng hồ nước

Q3

(m3/h)

Dải chỉ thị

(Giá trị nhỏ nhất)

(m3)

Q3 ≤ 6,3

9 999

6,3 <>Q3 ≤ 63

99 999

63 <>Q3 ≤ 630

999 999

630 <>3 ≤ 6 300

9 999 999

6.6.1.4. Mã màu dùng trong cơ cấu chỉ thị

Màu đen được dùng để chỉ thị mét khối và các bội số của nó.

Màu đỏ được dùng để chỉ thị các ước số của mét khối.

Các màu này được sử dụng cho các kim, chỉ số, bánh xe, đĩa, mặt số và viền khung khe hở.

Các phương tiện chỉ thị mét khối, các bội số và ước số của nó có thể được sử dụng khi có sự phân biệt rõ ràng giữa chỉ thị và hiển thị thay thế, ví dụ ước số phục vụ kiểm định và thử nghiệm.

6.6.2. Các kiểu cơ cấu chỉ thị

6.6.2.1. Tổng quan

Cho phép sử dụng các kiểu chỉ thị nêu từ 6.6.2.2 đến 6.6.2.4.

6.6.2.2. Kiểu 1 – Cơ cấu tương tự

Thể tích nước được chỉ thị bằng chuyển động liên tục của:

a) Một hoặc nhiều kim chỉ chuyển động tương đối với thang chia độ;

b) Một hoặc nhiều thang chia hoặc trống tròn kèm theo chỉ số.

Giá trị biểu thị theo mét khối đối với mỗi khoảng chia độ thang đo cần phải có dạng 10n, trong đó n là số nguyên dương hoặc nguyên âm hoặc bằng ‘0’, để tạo ra hệ thống các bộ số thập phân liên tiếp. Mỗi thang chia độ sẽ biểu thị giá trị chia độ theo mét khối hoặc kèm theo hệ số nhân (x 0,001; x 0,1; x 0,1; x 1; x 10; x 100; x 1000 v.v.)

Chuyển động quay của kim hoặc trống tròn phải theo chiều kim đồng hồ.

Chuyển động thẳng của kim hoặc thang chia độ phải theo chiều từ trái sang phải.

Chuyển động của con lăn số (trống) phải hướng từ dưới lên

6.6.2.3. Kiểu 2 – Cơ cấu hiện số

Thể tích được chỉ thị bởi một dòng các chữ số kế tiếp nhau trên một hoặc nhiều chuyển động của con lăn số (trống) hướng lên phía trên

Sự chuyển tiếp của một chữ số bất kỳ phải được hoàn thành ngay khi chữ số có giá trị nhỏ hơn thay đổi từ 9 về 0.

Bộ số có giá trị độ chia nhỏ nhất có thể chuyển động liên tục, cửa số cần đủ rộng để các chữ số có thể đọc được rõ ràng.

Chiều cao biểu kiến của các chữ số phải không nhỏ hơn 4 mm.

6.6.2.4. Kiểu 3 - Kết hợp giữa cơ cấu tương tự và hiện số

Thể tích được chỉ thị bằng sự kết hợp các cơ cấu chỉ thị kiểu 1 và 2 và phải đáp ứng các yêu cầu tương ứng đối với mỗi kiểu.

6.6.3 Cơ cấu kiểm định – Phần tử thứ nhất – Độ chia kiểm định

6.6.3.1. Phần tử đầu tiên và độ chia kiểm định

Chỉ thị có giá trị thập phân thấp nhất được gọi là phần tử đầu tiên. Giá trị độ chia nhỏ nhất của nó được gọi là giá trị độ chia kiểm định

Mỗi cơ cấu chỉ thị phải cung cấp phương tiện để kiểm định, thử nghiệm và hiệu chuẩn trực quan, rõ ràng thông qua phần tử thứ nhất

Màn hình kiểm định trực quan có thể có chuyển động liên tục hoặc gián đoạn.

Ngoài màn hình kiểm định trực quan, một cơ cấu chỉ thị có thể bao gồm dự phòng để kiểm tra nhanh bằng cách thêm vào các phần tử bổ sung (ví dụ như bánh xe hình sao hoặc đĩa), cung cấp tín hiệu thông qua các cảm biến bên ngoài đi kèm

6.6.3.2. Màn hình kiểm định trực quan

6.6.3.2.1. Giá trị thang đo kiểm định

Giá trị của thang đo kiểm định theo mét khối phải dựa trên công thức 1x10n hoặc 2x10n hoặc 5x10n trong đó n là số nguyên dương, nguyên âm hoặc bằng “zêrô”.

Đối với cơ cấu chỉ thị tương tự và hiện số có bộ phận kiểm tra chuyển động liên tục, thang đo kiểm định có thể được tạo ra bằng cách chia khoảng nằm giữa hai số kế tiếp của bộ phận kiểm tra thành 2 hoặc 5 hoặc 10 phần bằng nhau. Việc đánh số không áp dụng đối với các phân chia này.

Đối với cơ cấu chỉ thị hiện số có bộ phận kiểm tra chuyển động không liên tục giá trị độ chia kiểm định là khoảng giữa hai số kế tiếp hoặc là chuyển dịch gia tăng của bộ phận kiểm tra.

6.6.3.2.2. Dạng của thang kiểm định

Trên cơ cấu chỉ thị có bộ phận kiểm tra chuyển động liên tục chiều dài độ chia phải không nhỏ hơn 1 mm và không lớn hơn 5 mm. Thang đo phải bao gồm:

– Các vạch có bề rộng như nhau không vượt quá ¼ chiều dài độ chia và chỉ khác nhau về độ dài;

hoặc

– Các dải tương phản có chiều rộng không đổi và bằng chiều dài của khoảng chia độ.

Bề rộng biểu kiến của đầu kim không vượt quá ¼ chiều dài độ chia và trong mọi trường hợp không được lớn hơn 0,5 mm.

6.6.3.2.3 Độ phân giải của cơ cấu chỉ thị

Các vạch chia phụ của thang đo kiểm định cần phải đủ nhỏ để đảm bảo độ phân giải số đọc của đồng hồ không vượt quá 0,5 % thể tích thực chảy qua đồng hồ trong quá trình thử tại lưu lượng nhỏ nhất Q1, không quá 1 h 30 min. Quy định này áp dụng cho cả chỉ thị cơ và điện tử

Khi hiển thị của bộ phận sơ cấp là liên tục, sai số số đọc cho phép tại mỗi số đọc không được vượt quá ½ độ chia thang đo nhỏ nhất

Khi hiển thị của bộ phận sơ cấp là không liên tục, sai số số đọc cho phép tại mỗi số đọc không được vượt quá một chữ số.

6.6.3.3. Các phần tử kiểm định bổ sung

Phần tử kiểm định bổ sung sử dụng phải đáp ứng độ không đảm bảo của số đọc không lớn hơn 0,5 % thể tích thử nghiệm và chức năng của cơ cấu chỉ thị được kiểm tra là hoạt động đúng.

6.7. Đồng hồ nước trang bị cơ cấu điện tử

6.7.1. Yêu cầu chung

Đồng hồ nước có cơ cấu điện tử được thiết kế và sản xuất để không xảy ra các lỗi đáng kể khi chúng gặp các nhiễu được quy định tại TCVN 8779-3 (ISO 4064-3). Ngoài ra, sai số cho phép lớn nhất không được vượt quá quy định trong 5.4 tại ROC.

6.7.2. Các phương tiện kiểm tra

Ngoài việc tuân thủ các phép thử tính năng trong TCVN 8779-3 (ISO 4064-3), đồng hồ có trang bị phương tiện kiểm tra phải thông qua việc kiểm duyệt thiết kế.

Phương tiện kiểm tra chỉ bắt buộc đối với đồng hồ dùng để tính tiền hoặc đồng hồ nước không được lắp đặt cố định cho người sử dụng.

CHÚ THÍCH Tùy thuộc vào quy định của quốc gia hoặc các chức năng của đồng hồ tính trả tiền, đồng hồ lắp đặt cố định có thể hoặc không là đối tượng yêu cầu phương tiện kiểm tra này, ví dụ phương tiện kiểm tra là không bắt buộc đối với đồng hồ tiêu thụ trong nước không sử dụng để tính tiền.

Yêu cầu đối với phương tiện kiểm tra được nêu ra ở Phụ lục C

Đồng hồ nước không được trang bị phương tiện kiểm tra được coi là phù hợp với yêu cầu trong 6.7.1 nếu chúng được thông qua việc kiểm duyệt thiết kế và các phép thử tính năng phù hợp với TCVN 8779-3 (ISO 4064-3) theo các điều kiện sau:

– Năm đồng hồ giống nhau được nộp để phê duyệt mẫu;

– Ít nhất một trong số năm đồng hồ được nộp để thử trong bộ các đồng hồ thử;

– Không đồng hồ nào hỏng tại bất kỳ phép thử nào.

6.7.3. Cơ cấu chỉ thị điện tử

Cơ cấu tổng cung cấp số đọc của thể tích nước đo được phải đáng tin cậy, rõ ràng.

Hiển thị không cố định được phép trong phép đo, tuy nhiên sẽ phải có khả năng hiển thị thể tích khi yêu cầu tại bất cứ thời gian nào. Nếu hiển thị không cố định thì thời gian chỉ thị thể tích sẽ phải ít nhất là 10 s.

Khi cơ cấu tổng có khả năng hiển thị thông tin bổ sung, thông tin này sẽ phải thể hiện rõ ràng.

CHÚ THÍCH Điều kiện này có thể thỏa mãn nếu, ví dụ: chỉ thị thêm này chỉ ra bản chất đúng của thông tin bổ sung đang hiển thị hoặc nếu mỗi hiển thị được điều khiển bởi một nút riêng biệt phải có đặc trưng cho phép hoạt động đúng của hiển thị cần kiểm tra.

Ví dụ bằng hiển thị liên tiếp các ký tự khác nhau. Mỗi bước của trình tự này phải kéo dài ít nhất 1s.

Phần thập phân của số đọc biểu thị bằng mét khối, không nhất thiết hiển thị trên cùng cơ cấu hiển thị với toàn bộ cơ cấu. Trong trường hợp đó, số đọc sẽ phải rõ ràng, dễ hiểu (số chỉ bổ sung của dòng sẽ phải hiển thị trên bộ chỉ thị)

Giá trị đọc có thể đọc, ví dụ:

– Bằng cách sử dụng hai cơ cấu chỉ thị tách biệt trên cơ cấu tổng:

– Theo hai bước liên tiếp trên cùng cơ cấu chỉ thị giống nhau;

– Sử dụng cơ cấu chỉ thị có thể tháo rời có khả năng hiển thị số đọc thập phân, trong trường hợp cơ cấu cố định phải chỉ ra rằng đồng hồ đếm có độ phân giải phù hợp và nhà sản xuất phải cung cấp thông tin trên đồng hồ về độ phân giải gần đúng của cơ cấu chỉ thị cố định này.

6.7.4. Nguồn cung cấp

6.7.4.1. Tổng quan

Tiêu chuẩn này quy định ba kiểu nguồn cung cấp cơ bản dùng cho đồng hồ nước có cơ cấu điện tử:

– Nguồn cung cấp ngoài;

– Pin không thay được;

– Pin thay được.

Ba kiểu nguồn cung cấp này có thể được sử dụng riêng biệt hoặc kết hợp với nhau. Các yêu cầu đối với mỗi kiểu nguồn cung cấp được quy định tại từ 6.7.4.2 đến 6.7.4.4.

6.7.4.2. Nguồn cung cấp ngoài

6.7.4.2.1. Đồng hồ nước có cơ cấu điện tử được thiết kế sao cho trong trường hợp mất nguồn cấp ngoài (a.c hoặc d.c), chỉ thị thể tích của đồng hồ trước khi mất nguồn không bị mất đi và duy trì được ít nhất trong một năm.

Việc ghi lại tương ứng sẽ diễn ra ít nhất mỗi ngày một lần hoặc mỗi thể tích ứng với 10 min tại lưu lượng Q3.

6.7.4.2.2. Việc ngắt nguồn điện sẽ không được làm ảnh hưởng đến bất kỳ đặc tính hoặc thông số nào của đồng hồ.

CHÚ THÍCH Việc đáp ứng được quy định trên chưa đủ đảm bảo rằng đồng hồ sẽ tiếp tục ghi lại thể tích tiêu thụ trong thời gian hỏng nguồn cung cấp.

Pin bên trong phải đảm bảo duy trì hoạt động đồng hồ ít nhất một tháng kể từ khi hỏng nguồn cung cấp ngoài, trong điều kiện bình thường. Tuổi thọ của pin, cho phép ở chế độ nghỉ trong nhiều năm và một tháng sử dụng khi có sự cố của nguồn cung cấp ngoài, tương ứng với số năm lưu trữ cộng một tháng hoạt động, được ghi trên đồng hồ.

6.7.4.2.3. Nguồn cung cấp phải được bảo vệ để tránh các can thiệp.

6.7.4.3. Pin không thay được

Nhà sản xuất phải đảm bảo rằng tuổi thọ của pin sẽ cho đồng hồ hoạt động chính xác ít nhất là hơn một năm so với tuổi thọ của đồng hồ.

CHÚ THÍCH Có thể thấy rằng tổng thể tích cho phép lớn nhất, thể tích hiển thị, thời gian vận hành được chỉ thị, số đọc từ xa và nhiệt độ cực trị phải được xem xét khi xác định pin và khi phê duyệt mẫu.

6.7.4.4. Pin thay thế

6.7.4.4.1. Nếu nguồn cung cấp là pin thay thế, thì nhà sản xuất phải đưa ra quy định rõ ràng cho việc thay pin.

6.7.4.4.2. Thời hạn thay pin phải ghi trên đồng hồ. Việc thay pin phải được ghi trên đồng hồ và có thể ghi rõ cả lần thay thế tiếp theo sau khi thay thế pin.

6.7.4.4.3. Các đặc tính và các thông số của đồng hồ sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự cố gián đoạn nguồn khi pin được thay thế. Yêu cầu này sẽ không yêu cầu đồng hồ phải tiếp tục đọc thể tích nước trong khi pin được thay thế. Điều này sẽ được thử nghiệm theo các phép thử nghiệm tương ứng trong quy định TCVN 8779-3 (ISO 4064-3).

CHÚ THÍCH Có thể thấy rằng tổng thể tích cho phép lớn nhất, thể tích hiển thị, số đọc từ xa và nhiệt độ tối đa phải được xem xét khi chỉ định nguồn pin và trong khi phê duyệt mẫu. Thời hạn sử dụng và dừng hoạt động cũng được xem xét.

6.7.4.4.4. Việc thay thế pin phải được thực hiện mà không nhất thiết phải gỡ bỏ dấu niêm phong cơ quan đo lường quy định. Pin có thể được tháo rời mà không ảnh hưởng đến dấu niêm phong quy định, ngăn chứa pin được bảo vệ bởi một thiết bị chèn chống thấm, như một dấu kiểm soát của nhà sản xuất hoặc cơ quan đo lường. Ngoài ra, nếu việc thay pin nhất định ảnh hưởng dấu niêm phong, cơ quan đo lường quốc gia có thể yêu cầu tự thay thế dấu niêm phong được thực hiện bởi cơ quan đo lường quốc gia hoặc do cơ quan phê duyệt khác thực hiện.

6.7.5. Các phép thử tính năng đối với đồng hồ nước có cơ cấu điện tử

6.7.5.1. Tổng quan

Phần này quy định chương trình thực hiện các phép thử tính năng dự định để xác nhận đồng hồ có cơ cấu điện tử đi kèm có thể vận hành và hoạt động như dự kiến trong môi trường quy định và các điều kiện quy định. Nếu thích hợp mỗi phép thử phải cho biết các điều kiện chuẩn để xác định sai số cơ bản.

Các phép thử này bổ sung cho các phép thử được mô tả ở phần trên.

Khi tác động của một trong những đại lượng ảnh hưởng được đánh giá, tất cả các đại lượng ảnh hưởng khác phải duy trì tương đối ổn định ở các giá trị gần với điều kiện chuẩn (xem 6.7.5.3)

6.7.5.2 Mức độ nghiêm ngặt

Đối với mỗi phép thử tính năng, điều kiện thử nghiệm đặc trưng được biểu thị tương ứng với điều kiện môi trường khí hậu và cơ học mà đồng hồ nước thường gặp phải.

Đồng hồ nước có cơ cấu điện tử đi kèm được phân thành 3 cấp tùy theo điều kiện môi trường khí hậu và cơ học:

– Cấp B đối với đồng hồ cố định được lắp đặt trong nhà;

– Cấp C đối với đồng hồ cố định được lắp đặt ngoài trời;

– Cấp I đối với các đồng hồ di động.

Tuy nhiên, đơn xin phê duyệt mẫu có thể chỉ ra điều kiện môi trường cụ thể trong tài liệu đã cung cấp cho cơ quan đo lường, dựa trên dự kiến sử dụng của phương tiện. Trong trường hợp này, cơ quan đo lường phải thực hiện các phép thử tính năng tại các mức độ nghiêm ngặt tương ứng với các điều kiện môi trường đó. Nếu việc phê duyệt mẫu được công nhận, bảng dữ liệu phải chỉ ra giới hạn sử dụng tương ứng. Nhà sản xuất phải thông báo cho người sử dụng các điều kiện sử dụng đối với đồng hồ được phê duyệt. Cơ quan đo lường phải xác nhận điều kiện sử dụng đó là phù hợp.

Đồng hồ nước có cơ cấu điện tử đi kèm được chia thành hai cấp môi trường điện từ:

– Cấp E1 Dân cư, thương mại và công nghiệp nhẹ;

– Cấp E2 Công nghiệp.

6.7.5.3. Điều kiện chuẩn :

Điều kiện chuẩn đối với các phép thử tính năng như sau

Nhiệt độ không khí xung quanh:                         20 0C ± 5 0C

Độ ẩm tương đối xung quanh:               60 % ± 15 %

Áp suất khí quyển:                     86 kPa đến 106 kPa

Điện áp nguồn lưới: Điện áp danh nghĩa (Unom) ± 5 %

Tần số nguồn lưới: Tần số danh nghĩa (fnom) ± 2 %

Nước:               Xem 5.4.1 (± 5 0C)

Trong thời gian thực hiện mỗi phép thử, nhiệt độ và độ ẩm tương đối phải không được thay đổi quá 50C hoặc 10% trong phạm vi chuẩn.

6.7.5.4. Phê duyệt mẫu bộ đếm điện tử

Khi bộ đếm điện tử được trình để phê duyệt mẫu riêng biệt, các phép thử đánh giá áp dụng cho việc phê duyệt mẫu phải được thực hiện chỉ trên bộ đếm bằng việc mô phỏng đầu vào khác nhau với các chuẩn thích hợp.

Các phép thử độ chính xác bao gồm một phép thử độ chính xác của các kết quả đo lường hiển thị. Với yêu cầu này, sai số thu được của chỉ thị kết quả được tính dựa vào giá trị thực là giá trị có tính đến giá trị của các đại lượng mô phỏng áp dụng với đầu vào của bộ đếm và sử dụng phương pháp chuẩn để tính các sai số cho phép lớn nhất nêu trong 5.2.

6.7.5.5. Các phép thử vận hành

6.7.5.5.1. Tổng quan

Các phép thử phải tiến hành phù hợp với các điều của TCVN 8779-3 (ISO 4064-3). Các phép thử được liệt kê trong Bảng 10 và trình bày trong 6.7.5.5.2 tới 6.7.5.5.13 liên quan đến bộ phận điện tử của đồng hồ nước hoặc các cơ cấu của nó và có thể được thực hiện theo trình tự.

CHÚ THÍCH 6.7.5.5.2 đến 6.7.5.5.13 trình bày các phương pháp thử được áp dụng và đối tượng của phép thử trong từng trường hợp. Để rõ hơn, xem các tiêu chuẩn liên quan trong từng trường hợp. Tuy nhiên, phải lưu ý rằng các tài liệu viện dẫn quy định là TCVN 8779-3 (ISO 4064-3).

 

Các quy định sau phải được lưu ý khi thực hiện các phép thử tính năng:

1) Thể tích thử: Một vài đại lượng ảnh hưởng phải có tác động không đổi đến kết quả đo và không liên quan đến thể tích đo được. Giá trị của lỗi đáng kể liên quan đến thể tích đo được; vì vậy để có thể so sánh kết quả thu được giữa các phòng thử nghiệm khác nhau, cần phải thực hiện một phép thử trên một thể tích tương ứng trong một phút tại lưu lượng quá tải, Q4. Một vài phép thử có thể yêu cầu lâu hơn một phút, trong trường hợp đó chúng phải được thực hiện trong thời gian ngắn nhất và có thể phải tính đến độ không đảm bảo đo của phép đo.

2) Ảnh hưởng của nhiệt độ nước: Các phép thử nhiệt độ liên quan đến nhiệt độ của môi trường và không liên quan đến nhiệt độ của nước được sử dụng. Vì vậy, nên sử dụng phương pháp thử mô phỏng để nhiệt độ của nước không làm ảnh hưởng đến kết quả phép thử.

6.7.5.5.2 Nóng khô

6.7.5.5.3. Lạnh

6.7.5.5.4 Nóng ẩm, chu kỳ

6.7.5.5.5 Thay đổi nguồn điện áp

6.7.5.5.5.1 Đồng hồ nước được cấp nguồn từ bộ chuyển đổi trực tiếp a.c hoặc ac/dc

6.7.5.5.5.2 Đồng hồ nước được cấp nguồn từ nguồn pin sơ cấp

6.7.5.5.6 Rung (ngẫu nhiên)

6.7.5.5.7 Va đập cơ học

6.7.5.5.8 Giảm nguồn trong thời gian ngắn

6.7.5.5.9 Nổ

6.7.5.5.10 Phóng điện tỉnh điện

6.7.5.5.11. Cảm ứng điện từ

6.7.5.5.12 Trường từ tỉnh

6.7.5.5.13 Đột biến điện

6.8 Mô tả nhãn mác

Đồng hồ nước phải được ghi nhãn rõ ràng và không tẩy xóa được, tập trung vào một chỗ hoặc ghi rải rác trên vỏ, mặt số của cơ cấu chỉ thị, biển nhãn hiệu hoặc nắp đồng hồ với các thông tin dưới đây nếu nhãn không thể tháo rời:

– Đơn vị đo: mét khối (xem 6.6.1.2);

– Giá trị của Q3, Q3/ Q1, Q2/ Q1 (nếu không phải bằng 1,6) và cấp tổn hao áp suất [nếu nó khác Dp =0,063 MPa (0,63 bar)];

VÍ DỤ: Q3 = 25, Q3/ Q1 = 200, Q2/ Q1 = 2,5, Dp 10

Trong đó:          Q3 = 25 m3/h

Q3/ Q1 = 200 (có thể được trình bày như R200)

Q2/ Q1 = 2,5

Dp 10 = 0,01 MPa (0,1 bar)

– Tên gọi hoặc nhãn thương mại của nhà sản xuất;

– Năm sản xuất và số sêri (càng gần với cơ cấu chỉ thị càng tốt);

– Hướng dòng chảy (mũi tên chỉ hướng dòng chảy nằm trên một hoặc hai thân của đồng hồ thuận lợi cho việc quan sát trong mọi trường hợp);

– Áp suất cho phép lớn nhất nếu nó vượt quá 1 MPa (10 bar) hoặc, đối với đồng hồ có DN ≥ 500, 0,6 MPa (6 bar);

– Chữ cái V hoặc H để biểu thị đồng hồ vận hành theo hướng thẳng đứng hoặc nằm ngang;

– Cấp nhiệt độ, nếu nó khác với T30;

– Dấu hiệu phê duyệt mẫu theo quy định quốc gia;

– Cấp độ nhạy phân bố theo trường vận tốc

– Mức độ nghiêm ngặt của môi trường cơ học và khí hậu

– Cấp EMC;

– Tín hiệu đầu ra cho cơ cấu phụ trợ (kiểu/mức), nếu có.

Đối với đồng hồ nước có cơ cấu điện tử phải gắn với các nhãn phụ sau trên cơ cấu điện tử đi kèm:

– Đối với các thiết bị có nguồn cung cấp ngoài, điện lưới và tần số;

– Đối với pin thay thế, thời hạn chậm nhất phải thay pin;

– Đối với pin không thay được, thời hạn chậm nhất phải thay pin.

DOWNLOAD

Tags : TCVN 8779-1:2011

DỰ ÁN